Khi bạn có một số tiền nhỏ và đang có nhu cầu mua laptop phục vụ cho công việc, học tập. Bạn muốn mua một chiếc laptop cũ vừa đủ sử dụng mà không cần phải bỏ ra số tiền quá lớn để đầu tư mua laptop mới. Nếu bạn đang có ý định này thì còn chần chờ gì nữa mà không xem ngay qua bài viết của Tin Học Duy Khang để biết thêm vài cách kiểm tra cấu hình laptop đơn giản giúp bạn chọn được chiếc laptop cũ như ý hoặc cũng có thể kiểm tra luôn cả chiếc laptop mà bạn đang sử dụng cũng được. Nào cùng đi vào chi tiết bài viết thôi!
Một số câu hỏi thường gặp khi kiểm tra cấu hình laptop
Kiểm tra cấu hình đơn giản bằng lệnh nào?
Phần mềm kiểm tra cấu hình chi tiết nhất?
Lệnh nào giúp kiểm tra cấu hình áp dụng cho mọi hệ điều hành?
1. Kiểm tra cấu hình laptop với lệnh dxdiag
Lệnh “dxdiag” có tên Direct Diagnostic Tool giúp cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin, hỗ trợ kiếm tra cấu hình laptop hay PC có đáp ứng được yêu cầu hay không? Trên laptop Windows của bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R sau đó gõ vào khung lệnh “dxdiag” như hình minh họa rồi chọn OK.
Lệnh “dxdiag” hiển thị thông tin tương tự với Computer Properties sẽ được đề cập phía dưới. Nhưng lệnh này cho phép bạn xem thêm rất nhiều thông tin về màn hình (display), âm thanh (Sound) và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ (Input – ở đây là chuột và bàn phím). Đối với một vài laptop sử dụng Card đồ họa NVIDIA thì thông số này cũng hiển thị tại mục Render. Những thông số này được xem là những thông số cấu hình quan trọng nhất đủ để bạn kiểm tra cấu hình máy, đánh giá cấu hình, cân nhắc xem có nên nâng cấp cấu hình,…
Tuy nhiên, nếu bạn là người am hiểu hoặc muốn tìm hiểu kỹ hơn về thông số cấu hình của từng phần cứng bên trong máy tính, kiểm tra hoạt động của từng thiết bị khác nhau thì tiếp tục xem phần tiếp theo nhé!
2. Kiếm tra cấu hình laptop bằng lệnh msinfo32
Để xem toàn bộ thông tin của máy tính bằng lệnh msinfo32 bạn làm tương tự như cách chọn lệnh dxdiag ở trên. Nhấn bàn phím Windows + R mở của sổ Run gõ “msinfo32” sau đó nhấn Enter để xem được toàn bộ thông tin của máy tính.
Những thông tin hiển thị sẽ không chỉ là về cấu hình như tên hệ điều hành kèm phiên bản Windows 32bit hay 64bit, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,… Mà còn các thông số về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác ở thanh điều hướng trong menu bên trái. Nếu bạn muốn tìm kiếm cụ thể thông số mình cần có thể gõ vào hộp Find what phía dưới và click chọn Find
Cách kiểm tra này giúp bạn biết được cấu hình hiện tại của chiếc laptop mà bạn đang có ý định mua hoặc bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang có ý định bán laptop cũ có thể xem thêm bài viết Những Lưu Ý Khi Bán Laptop Cũ Để Không Bị Hớ Giá của mình để tìm hiểu thêm thông tin bổ ích hơn.
3. Dùng Computer Properties để xem cấu hình laptop, máy tính.
Thao tác này được sử dụng phổ biến nhất, và áp dụng được cho mọi phiên bản của hệ điều hành windows từ XP, Vista, 7… tới Windows 10.
Cách thực hiện thao tác này tương đối đơn giản. Bạn Click chuột phải vào biểu tượng My Conputer/This PC, sau đó chọn Properties. Thông tin cấu hình sẽ hiển thị tại mục System. Những dòng thông tin chính mà bạn cần quan tâm nhất gồm:
- Processor: Mã chip và xung nhịp của vi xử lý được gắn trong máy tính của bạn
- Installer Memory (RAM): Dung lượng RAM
- System Type: Hệ điều hành của bạn sử dụng kiến trúc nào, 64bit hoặc 32bit
- Pen And Touch: Máy tính của bạn có hỗ trợ sử dụng bút, cảm ứng hay không
Cách kiểm tra này được đánh giá tương đối đơn giản và không được đầy đủ chi tiết như những cách được đề cập trước nhưng lại tương đối phổ biến và dễ sử dụng.
4. Dùng phần mềm CPU-Z để kiểm tra cấu hình laptop chi tiết nhất.
Nói CPU-Z là một phần mềm bạn sẽ nghĩ chắc phần mềm này nặng và tốn nhiều dung lượng lắm đúng không? Thực tế CPU-Z là phần mềm nhưng lại cực kỳ gọn nhẹ và cung cấp thông tin máy tính đầy đủ, chi tiết giúp bạn dễ dàng xem cấu hình PC, Laptop dễ dàng.
Sau khi tải về và cài đặt ứng dụng trên máy tính bạn khởi động ứng dụng lên và xem cấu hình PC, laptop. Mỗi thẻ hiển thị trên ứng dụng đều cho bạn những thông tin chi tiết về phần cứng máy tính như:
- CPU, Caches: Cung cấp thông tin về xung nhịp, bộ nhớ đệm của vi xử lý trên máy của bạn
- Mainboard: Thông tin về bo mạch chủ
- Memory, SPD: Dung lượng bộ nhớ trên máy của bạn và tốc độ xử lý
- Graphics: Thông tin về card màn hình máy tính
- Bench: Đo, kiểm tra cấu hình máy tính của bạn xem đạt được ngưỡng sức mạnh đến đâu. Nếu bạn chỉ có nhu cầu xem cấu hình máy tính thì không nên sử dụng tính năng này vì nó có thể gây hại đến máy tính.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm về các bước kiếm tra cấu hình laptop chi tiết nhất dành cho các bạn muốn kiếm tra laptop trước khi mua hoặc quyết đinh có nên nâng cấp laptop hay PC của mình. Chúc các bạn thực hiện thật thành công!